Giới thiệu Việt Nam

Tổng quan

Việt Nam là quốc gia nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, có diện tích 331.210 km2 Tính đến năm 2018 Việt Nam ước tính có 93,7 triệu dân trong đó lực lượng lao động chiếm 70%, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới và là quốc gia đông dân thứ 8 của châu Á. Thủ đô là thành phố Hà Nội kể từ năm 1976, với Thành phố Hồ Chí Minh là TP lớn nhất thuộc khu vực miền Nam.

Kinh tế Việt Nam

Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phụ thuộc cao vào xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài . Đây là nền kinh tế lớn thứ 5/11 ở Đông Nam Á; lớn thứ 44 trên thế giới xét theo quy mô GDP danh nghĩa . Hiện tại mức GDP bình quân theo đầu người khoảng 2600 USD. Theo một dự báo được thực hiện đầu năm 2010 thì vào năm 2025, nền kinh tế Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 28 thế giới với PPP đạt hơn 850 tỉ USD, cho đến năm 2050, nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng vào top 20 trong các nền kinh tế lớn trên thế giới có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các nền kinh tế mới nổi và đạt 70% quy mô của nền kinh tế Vương quốc Anh vào năm 2050.

Môi trường đầu tư tại Việt Nam thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài do tính chất mở cửa và thân thiện trong quản lý. Trước tiên là giao thông giữa các tỉnh thành rất thuận lơi, các tuyến đường bộ đều được đầu tư xây dựng chỉn chu và đem đến hiệu quả cao trong việc lưu thông hàng hóa. Các bến cảng lớn như Cảng Hải Phòng, cảng Quảng Ninh( Khu vực miền Bắc) hay cảng Sài Gòn, cảng Đà Nẵng ở khu vực miền Nam và miền Trung đều có hệ thống thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng đầy đủ, an toàn và phù hợp với phương thức vận tải, thương mại quốc tế. Nguồn nhân lực dồi dào cùng giá nhân công rẻ là điều kiện rất tốt để các doanh nghiệp tìm đến Việt Nam.

Ngoài ra thị trường rộng lớn cùng hàng ngàn các mặt hàng lớn nhỏ đã đáp ứng tốt nhu cầu về nguyên vật liệu, hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong việc tìm nhà cung ứng trong nước mà không phải nhập khẩu. Hơn thế nữa chính là các hãng tàu, hãng vận tải ngày một nhiều hơn, cạnh tranh hơn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có thể tìm được phương thức vận chuyển hàng hóa phù hợp mà giá thành lại vô cùng hấp dẫn. Nếu để so sánh với Trung Quốc và một số nước lân cận thì vận tải trong nước tại Việt Nam tiết kiệm hơn đến 20%.

Hiện tại Việt Nam có rất nhiều các tập đoàn, công ty lớn đang đầu tư như Samsung, Canon, LG, Intel…và hàng ngàn doanh nghiệp lớn khác đang hoạt động và phát triển tại Việt Nam. Sở dĩ họ chọn Việt Nam không chỉ vì điều kiện địa lý tốt, điều kiện về môi trường đầu tư thuận lợi mà còn vì những chính sách thuế ưu đãi mà Việt Nam đem lại. Về thuế xuất, nhập khẩu (XNK): được miễn hoặc giảm thuế theo quyết định của cơ quan Nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài trong từng trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư. Việc miễn, giảm thuế XNK được áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài trong các hợp đồng hợp tác kinh doanh.Về thuế lợi tức (thuế thu nhập doanh nghiệp): Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh nộp từ 15 đến 25% lợi nhuận thu được; được miễn thuế tối đa 2 năm kể từ năm bắt đầu kinh doanh có lãi và giảm 50% thuế tối đa 2 năm tiếp theo.

Song song cùng chính sách thuế ưu đãi thì còn rất nhiều chính sách mà nhà nước Việt Nam mở cửa cho doanh nghiệp như hải quan, môi trường…đều rất thuận lợi ,tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển ổn định và lâu dài. Do vậy không có lý do gì để chúng tôi- những nhà đầu tư nước ngoài không chọn Việt Nam và các bạn- Những khách hàng tiềm năng hãy đến Việt Nam cùng chúng tôi để khai thác và gửi gắm niềm tin tại mảnh đất này..